Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Phần: Sinh học - Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Phần: Sinh học - Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_sach_ket_noi_tri_th.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Phần: Sinh học - Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
- Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cân bằng môi trường trong của cơ thể a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể (ví dụ: nồng độ glucose, nồng độ muối, urea, uric acid, PH trong máu). - Đọc và hiểu được thông tin một số ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu. b. Nội dung: - Học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK/150, 151. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK/151. - HS rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của cân bằng môi trường trong của cơ thể. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt động SGK/ 151 Tổ chức thực hiện Sản phẩm (Hoạt động của GV và HS) (Yêu cầu cần đạt) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. cân bằng môi trường - GV Cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin phần II trong của cơ thể. SGK/150, 151. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK/151: Gợi ý câu trả lời của 1, Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò hoạt động nhóm: như thế nào đối với cơ thể? KL: 2, Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. 1. Cân bằng môi trường Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì trong cơ thể là duy trì sự đối với cơ thể? ổn định môi trường trong - HS rút ra kết luận về khái niệm và vai trò của cân bằng cơ thể, đảm bảo cho các môi trường trong của cơ thể. hoạt động sống của cơ - GV Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt thể diễn ra bình thường. động SGK/151: Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid 2. Khi ăn quá mặn, hàm trong máu. lượng natri trong máu Bảng 36.1 Mẫu kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh lí, tăng cao làm áp suất sinh hóa máu của một người. thẩm thấu của máu tăng Kết Chỉ số bình Tên xét nghiệm Đơn vị lên (máu đặc và khó di quả thường chuyển hơn trong hệ Định lượng glucose 9,8 3,9 – 6,4 mmol/L (máu) mạch), kích thích các thụ Định lượng uric acid Nam: 210 – 420 thể ở thành mạch máu 171 µmol/L (máu) Nữ: 150 - 350 phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, Giả sử Bảng 36.1 là kết quả xét nghiệm của một bệnh tạo cảm giác khát. Việc nhân nam. Thảo luận nhóm nhận xét về kết quả xét bổ sung nhiều nước sau nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu khi ăn mặn giúp làm có) và đưa ra lời khuyên phù hợp. giảm áp suất thẩm thấu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập của máu về mức ổn định. - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trong sgk/150, 151. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK/151. - HS rút ra khái niệm, vai trò của cân bằng môi trường Gợi ý câu trả lời của
- trong của cơ thể. hoạt động nhóm: - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt động ( Ý kiến của cá nhân HS) SGK/151. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS các nhóm trả lời câu hỏi SGK/151 - HS đưa ra khái niệm và vai trò của cân bằng môi trường trong của cơ thể. - HS các nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt động SGK/151. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung kiến thức - GV cho HS hệ thống lại các nội dung chính của bài theo mục Em đã học SGK/151. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. b. Nội dung: HS cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Cho HS cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Thành phần nào chiếm 55% thể tích của máu? A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương. Câu 2: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là? A. Huyết tương. B. Các tế bào máu. C. Hồng cầu. D. Bạch cầu Câu 3: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi thành phần nào? A. Máu. B. Nước mô. C. Bạch huyết. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 4: Chức năng của huyết tương là gì? A. Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmôn, kháng thể và các chất khoáng, các chất thải B. Môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất C. Tiêu hủy các chất thải, thừa do tế bào đưa ra. D. Câu A và B đúng. Câu 5: Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là: A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Huyết tương. D. Tiểu cầu. Câu 6: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ? A. Nước mô. B. Máu. C. Dịch bạch huyết. D. Dịch nhân Câu 7: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ? A. Tiêu chảy. B. Lao động nặng. C. Sốt cao. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 8: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ? A. Huyết tương. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Tiểu cầu Câu 9: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là gì? A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
- B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào Câu 10: Huyết tương không bao gồm thành phần nào dưới đây ? A. Nước. B. Muối khoáng. C. Bạch cầu. D. Kháng thể Câu 11: Loại tế bào máu có đặc điểm màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân là? A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Tất cả các đáp án trên Câu 12: Loại tế bào máu có đặc điểm trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân là: A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Tất cả các đáp án trên Câu 13: Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính? A. 4 loại. B. 5 loại. C. 3 loại. D. 6 loại Câu 14: Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ? A. 5 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 2 loại Câu 15: Ở Việt Nam, số lượng hồng cầu trung bình của nam giới là: A. 4,4 – 4,6 triệu/ml máu. B. 3,9 – 4,1 triệu/ml máu. C. 5,4 – 5,6 triệu/ml máu. D. 4,8 – 5 triệu/ml máu. Câu 16: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất. A. Huyết tương. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Tiểu cầu Câu 17: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 60%. B. 45%. C. 75%. D. 55%. Câu 18: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ? A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ? A. Hình đĩa, lõm hai mặt. B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán. C. Màu đỏ hồng. D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí. Câu 20: Máu gồm mấy thành phần? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 21: Vai trò của hồng cầu là: A. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. B. Vận chuyển O2 và CO2. C. Vận chuyển các chất thải. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 22: Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào ? A. Hemoerythrin. B. Hemoxianin. C. Hemoglobin. D. Mioglobin. Câu 23: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: là nơi vận chuyển oxi từ phổi đến tim rồi đến các cơ quan (máu đỏ tươi) và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về tim về phổi (máu đỏ thẫm) A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương. Câu 24: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất. A. Huyết tương. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Tiểu cầu. Câu 25: Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là:
- A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Huyết tương. D. Tiểu cầu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm và giải thích. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trắc nghiệm. - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn. c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài tập của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: Câu 1. Cho biết cơ thể duy trì được cân bằng nội môi như thế nào? Hướng dẫn trả lời Cơ thể duy trì được cân bằng nội môi bằng cách duy trì ổn định các điều kiện vật lí, hóa học của môi trường trong thông qua các cơ chế điều hòa cân bằng khác nhau. Khi một cơ quan hay hệ cơ quan nào đó cần tăng cường hoạt động thì các cơ quan, hệ cơ quan khác sẽ điều chỉnh hoạt động nhằm thiết lập cân bằng cho môi trường trong của cơ thể, đảm bảo duy trì ổn định tính chất vật lí và hóa học của môi trường. Câu 2. Chỉ số uric acid là gì? Nồng độ uric acid trong máu đạt ngưỡng bao nhiêu thì một người được chẩn đoán mắc bệnh Gout? Hướng dẫn trả lời - Chỉ số uric acid là nồng độ uric acid trong 1 lít máu. - Một người được chẩn đoán mắc bệnh Gout khi nồng độ uric acid trong máu trên 428 µmol/L ở nam và trên 357 µmol/L ở nữ. Câu 3. Giải thích tại sao đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định. Hướng dẫn trả lời Đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định vì cơ thể có cơ chế điều hòa hàm lượng đường glucose trong máu; hàm lượng này được duy trì ổn định chủ yếu nhờ hoạt động của gan. Khi nồng độ glucose trong máu cao, tuyến tụy tăng tiết insulin, làm các tế bào cơ thể tăng nhận glucose, gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ, dẫn đến nồng độ glucose trong máu giảm xuống trở về mức bình thường. Câu 4. Dựa vào thông tin trong Bảng 40.1, cho biết khi nào thì một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Hướng dẫn trả lời Một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi chỉ số đo nồng độ
- đường trong máu lúc đói, chưa ăn uống gì (kể cả hút thuốc lá) lớn hơn hoặc bằng 6,5%; hoặc chỉ số đo tại thời điểm bất kì lớn hơn 11,1%. Câu 5. Một bệnh nhân tiểu đường và một bệnh nhân Gout có kết quả xét nghiệm máu như phiếu a, b dưới đây. Hãy nhận xét về chỉ số glucose, chỉ số uric acid trên phiếu kết quả xét nghiệm của hai bệnh nhân này so với chỉ số bình thường. Phiếu kết quả xét nghiệm Hướng dẫn trả lời Nhận xét về chỉ số glucose, chỉ số uric acid trên phiếu kết quả xét nghiệm của hai bệnh nhân này: - Bệnh nhân thứ nhất (bệnh nhân tiểu đường) có chỉ số glucose là 14,5 mmol/L cao hơn rất nhiều so với chỉ số bình thường là 3,9 – 6,5 mmol/L. - Bệnh nhân thứ hai (bệnh nhân Gout) có chỉ số uric acid là 500 µmol/L khá cao so với chỉ số bình thường là 208 – 428 µmol/L. Câu 6. Vì sao ở các nước đang phát triển, trẻ em bị suy dinh dưỡng thường chiếm tỉ lệ cao? Hướng dẫn trả lời Vì ở những nước này, do đời sống kinh tế còn khó khăn nên khẩu phần ăn của trẻ không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các em. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. * Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1. Ôn tập lại các kiến thức bài 36. 2. Làm bài tập bài 36 trong SBT 3. Đọc trước nội dung bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan.