Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Bài 29: Sự nở vì nhiệt
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Bài 29: Sự nở vì nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_sach_ket_noi_tri_th.docx
Bài 29. Sự nở vì nhiệt.pptx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Bài 29: Sự nở vì nhiệt
- - Bộ phận ghi độ dãn nở của các thanh, mặt ghi vạch và kim chỉ thị (3). - Khi đốt cồn trong khay, đậy nắp chắn lên khay, thì thấy các kim chỉ thị quay. Kim ứng với thanh nhôm quay nhiều nhất, kim ứng với thanh sắt quay ít nhất. - Khi tắt đèn cồn các kim chỉ thị lại dần quay về vị trí cũ. Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau. - GV cho HS rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các KL: chất nhôm, đồng, sắt. - Các chất rắn nở ra khi - GV cho HS thảo luận nhóm quan sát Hình 29.2 và trả nóng lên, co lại khi lạnh lời câu hỏi SGK/119. đi. Hai thanh kim loại đồng, sắt được ghép chặt vào nhau - Các chát rắn khác nhau tạo thành một băng kép. Hãy cho biết hình dạng của nở vì nhiệt khác nhau. băng kép sẽ thay đổi như thế nào khi: a. Quay thanh kim loại cho mặt sắt ở dưới và hơ nóng Hướng dẫn trả lời nội bằng đèn cồn (Hình 29.2a). dung thảo luận nhóm: b. Quay thanh kim loại cho mặt đồng ở dưới và hơ nóng bằng đèn cồn (Hình 29.2b). a. Khi quay thanh kim loại cho mặt sắt ở dưới được hơ nóng bằng đèn cồn thì thanh sắt sẽ có nhiệt độ cao hơn và nở ra nhiều hơn thanh đồng. Do Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đó, băng kép sẽ bị cong - HS thảo luận nhóm nghiên cứu nội dung thí nghiệm và về phía thanh đồng. Hình 29.1 SGK/118 và rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt b. Khi quay thanh kim của các chất nhôm, đồng, sắt. loại cho mặt đồng ở dưới - HS hoạt động nhóm theo bàn, quan sát Hình 29.2 và trả được hơ nóng bằng đèn lời câu hỏi SGK/119 cồn thì thanh đồng sẽ có Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận nhiệt độ cao hơn và nở ra - HS các nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm. nhiều hơn thanh sắt. Do - HS đưa ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của chất rắn. đó, băng kép sẽ bị cong Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập về phía thanh sắt. GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung kiến thức. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất lỏng. a. Mục tiêu: Biết được một số tính chất sự nở vì nhiệt của chất lỏng. b. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin cách tiến hành thí nghiệm SGK/119
- - HS thảo luận nhóm nghiên cứu nội dung thí nghiệm và Hình 29.3, 29.4 SGK/119 và rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. - HS rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Tổ chức thực hiện Sản phẩm (Hoạt động của GV và HS) (Yêu cầu cần đạt) Bước 1: GV chuyển giao II. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. nhiệm vụ học tập Hướng dẫn trả lời nội dung thí nghiệm: - GV cho HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin thí nghiệm Trả lời: SGK/119 1. Đặt bình thủy tinh vào chậu nước nóng ta sẽ - GV cho HS thảo luận nhóm thấy nước màu trong ống thủy tinh dâng lên cao tiến hành thí nghiệm theo hướng hơn so với lúc ban đầu. Vì khi đặt bình thủy tinh dẫn SGK/119 và rút ra nhận xét đựng nước màu vào chậu nước nóng thì bình thủy về kết quả thí nghiệm. tinh nhận được năng lượng nhiệt và nhiệt độ Thí nghiệm trong bình thủy tinh bắt đầu tăng lên làm nước Chuẩn bị: Một bình thủy tinh màu trong bình nở ra và dâng lên. đựng nước màu có ống thủy 2. Lấy bình thủy tinh từ chậu nước nóng ra đặt tinh xuyên qua nút (Hình 29.3); vào chậu nước lạnh ta thấy nước màu trong ống một chậu thủy tinh đựng nước thủy tinh tụt xuống dần. Vì bình thủy tinh đựng nóng và một chậu thủy tinh nước màu đang có nhiệt độ cao hơn chậu nước đựng nước lạnh. lạnh nên bình thủy tinh truyền nhiệt cho chậu Tiến hành: nước lạnh làm nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt 1. Đặt bình thủy tinh vào chậu đầu giảm dần làm nước màu trong bình co lại và nước nóng. Quan sát và giải tụt xuống. thích hiện tượng xảy ra với nước màu trong ống thủy tinh. 2. Lấy bình thủy tinh từ chậu KL: nước nóng ra đặt vào chậu - Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh nước lạnh. Quan sát và giải đi. thích hiện tượng xảy ra với - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. nước màu trong ống thủy tinh. * Sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước: - Khi nhiệt độ tăng từ 0 oC đến 4 oC thì khối lượng riêng của nước tăng tức thể tích của nước giảm. - Khi nhiệt độ tăng từ 4 oC đến 8 oC thì khối lượng riêng của nước giảm tức thể tích của nước tăng. - Do có sự nở vì nhiệt đặc biệt như trên nên nước ở 4 oC có khối lượng riêng lớn nhất, nghĩa là nước - GV cho HS rút ra nhận xét về ở 4 oC nặng nhất so với nước ở các nhiệt độ khác. kết quả thí nghiệm. - GV cho HS thảo luận nhóm quan sát Hình 29.4 và trả lời câu hỏi SGK/119: 1, Hình 29.4 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. Hãy mô tả thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng Tính chất đặc biệt này của nước giúp chúng ta
- khác nhau. hiểu được sự phân bố nhiệt độ của các lớp nước khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 0 oC: Lớp nước dưới đáy hồ có nhiệt độ 4 oC, các lớp nước trên có nhiệt độ thấp hơn (Hình 29.5). Nhờ đó các loài thủy sản có thể sống được dù nhiệt độ ngoài trời dưới 4 oC 2, Tìm thêm ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Hướng dẫn trả lời nội dung hoạt động nhóm: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1, - HS thảo luận nhóm tiến hành - Qua quan sát Hình 29.4 ta thấy độ cao của các thí nghiệm theo Hình 29.3, 29.4 chất lỏng trong ống tăng theo thứ tự: nước, dầu, SGK/119 và rút ra nhận xét về rượu. sự nở vì nhiệt của các chất lỏng ⇒ rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt khác nhau. nhiều hơn nước. - HS đọc thông tin mục Em có - Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng biết SGK/120 để tìm hiểu về sự khác nhau: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt nở vì nhiệt của nước. khác nhau. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 2, Ví dụ: - HS các nhóm báo cáo kết quả - Khi đun nước người ta không đổ thật đầy ấm vì hoạt động nhóm. khi đun, nước bên trong ấm sẽ nở ra, tác dụng lực - HS đưa ra nhận xét về sự nở vì đẩy vào nắp ấm làm nắp ấm bật ra và nước tràn nhiệt của chất lỏng. ra. Bước 4: Đánh giá kết quả thực - Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thủy hiện nhiệm vụ học tập ngân nở ra vì nhiệt độ tăng và dâng lên trong GV nhận xét đánh giá và chốt ống. nội dung kiến thức. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí. a. Mục tiêu: Biết được một số tính chất sự nở vì nhiệt của chất khí. b. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin cách tiến hành thí nghiệm SGK/120 - HS thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và Hình 29.6 SGK/120 và trả lời câu hỏi hoạt động SGK/120, 121. - HS rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. Tổ chức thực hiện Sản phẩm (Hoạt động của GV và HS) (Yêu cầu cần đạt) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Sự nở vì nhiệt của chất khí. - GV cho HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin cách tiến hành thí nghiệm SGK/120 Hướng dẫn trả lời nội dung thí - GV cho HS thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm: nghiệm theo hướng dẫn và Hình 29.6 SGK/120 và trả lời câu hỏi hoạt động SGK/120, 121. - Khi xoa hai tay vào nhau rồi Thí nghiệm áp hai bàn tay vào bình cầu, ta Chuẩn bị: thấy hiện tượng: Giọt nước màu
- - Bình cầu với nút cao su có ống thủy tinh xuyên trong ống thủy tinh đi lên. qua. - Giải thích: Khi ta xoa tay vào - Cốc nước màu. nhau thì hai lòng bàn tay ta Tiến hành: nóng lên, sau đó áp hai tay vào - Nhúng đầu ống thủy tinh xuyên qua nút cao su bình cầu thì năng lượng nhiệt từ và nước màu. hai tay sẽ truyền sang bình cầu - Dùng ngón tay cái bịt chặt đầu còn lại của ống làm bình nóng lên dẫn tới không rồi rút ống ra khỏi nước sao cho trong ống còn khí trong bình nở ra (tăng thể giữ lại một giọt nước màu (Hình 29.6a). tích) và tác dụng lực đẩy lên - Lắp nút cao su có gắn ống thủy tinh trên vào giọt nước màu làm giọt nước bình cầu. màu đi lên. - Quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra Hướng dẫn trả lời nội dung câu đối với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi chỉ hỏi hoạt động nhóm: cần xoa hai tay vào nhau rồi áp vào bình cầu. 1, Từ thí nghiệm trên ta có thể nói chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng vì không khí tạo ra lực tác dụng lên giọt nước màu lớn hơn lực tác dụng của giọt nước màu lên không khí làm giọt nước màu di chuyển lên cao. 2, Ví dụ: - GV cho HS thảo luận nhóm quan sát Bảng 29.1 - Khi nhúng quả bóng bàn bị và trả lời câu hỏi SGK/120, 121: móp vào trong nước nóng, nó sẽ 1, Tại sao từ thí nghiệm trên ta có thể nói chất khí phồng trở lại vì nước nóng làm nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng? cho khí trong quả bóng nở ra. 2, Tìm ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí. - Khi vừa rót đầy nước nóng 3, Dựa vào Bảng 29.1 rút ra nhận xét về sự nở vì vào phích,xong đậy nắp ngay, nhiệt của các chất khác nhau: rắn, lỏng và khí. thấy nắp bị bật ra vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên. 3, - Các chất rắn khác nhau nở vì - HS rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí nhiệt khác nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các chất lỏng khác nhau nở vì - HS thảo luận nhóm tiến hành thí nghiệm theo nhiệt khác nhau. Hình 29.6 SGK/120. - Các chất khí khác nhau nở vì - HS thảo luận nhóm quan sát Bảng 29.1 và trả lời nhiệt giống nhau. câu hỏi SGK/120, 121. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn - HS rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo nhiều hơn chất rắn luận KL: - HS các nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - Các chất khí nở ra khi nóng lên, - HS đưa ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. co lại khi lạnh đi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các chất khí khác nhau nở vì
- học tập nhiệt giống nhau. GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung kiến thức. - Nội dung Bảng 29.1 SGK/121 Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. a. Mục tiêu: - Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt, giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. b. Nội dung: - HS cá nhân nghiên cứu thông tin phần 1 - Công dụng, quan sát Hình 29.7 SGK/121 - HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi SGK/121 - HS nêu được một số công dụng của sự nở vì nhiệt của các chất. - HS cá nhân nghiên cứu thông tin phần 2 - Công dụng, quan sát Hình 29.8 SGK/122 - HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi SGK/122 - HS nêu được một số tác hại của sự nở vì nhiệt của các chất. c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của HS. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm (Hoạt động của GV và HS) (Yêu cầu cần đạt) Bước 1: GV chuyển giao IV. Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt. nhiệm vụ học tập 1, Công dụng. - HS cá nhân nghiên cứu thông tin phần 1 - Công dụng, Hướng dẫn trả lời nội dung thảo luận nhóm: quan sát Hình 29.7 SGK/121 1, - Hình 29.7 b: Khi đủ nóng, băng kép cong lên phía trên (do dãn nở vì nhiệt không đều của hai kim loại làm băng kép - ở đây phải dùng băng kép gồm thanh kim loại ở phía dưới nở vì nhiệt tốt hơn thanh ở trên), làm băng kép chạm vào tiếp điểm và mạch kín, có dòng điện chạy trong mạch điện. - Hình 29.7 c: Khi đủ nóng, băng kép cong lên phía trên (do dãn nở vì nhiệt không đều của hai kim loại làm băng kép - ở đây phải dùng băng kép gồm thanh kim loại ở phía dưới nở vì nhiệt tốt hơn thanh ở trên), làm băng - GV cho HS thảo luận nhóm kép chạm vào tiếp điểm và mạch kín dẫn tới có dòng theo bàn trả lời câu hỏi điện chạy qua chuông điện làm chuông kêu. - Hình 29.7 d: Khi đủ nóng, băng kép mở rộng độ cong SGK/121: hơn (do dãn nở vì nhiệt không đều của hai kim loại làm 1, Mô tả hoạt động của các băng kép - ở đây phải dùng băng kép gồm thanh kim loại băng kép trong Hình loại ở phía trong nở vì nhiệt tốt hơn thanh ở ngoài), làm 29.7b, c, d. điểm tiếp xúc bị tách ra cắt dòng điện vào bàn là. 2, Tìm thêm ví dụ về công 2, Ví dụ: dụng của sự nở vì nhiệt. - Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ thường có một - HS nêu được một số công đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao dụng của sự nở vì nhiệt của hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung các chất. nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi được nung nóng,
- - GV cho HS cá nhân nghiên khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết cứu thông tin phần 2 - Tác chặt vào cán. hại, quan sát Hình 29.8 SGK/122 - Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách làm nóng cổ lọ. KL: - Sự nở vì nhiệt của các chất có nhiều công dụng. - GV cho HS thảo luận nhóm - Ví dụ: theo bàn trả lời câu hỏi + Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí được dùng vào SGK/122: việc chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau. 1, Tại sao chỗ nối tiếp hai + Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc chế tạo đầu thanh ray xe lửa, hai đầu các loại khinh khí cầu (Hình 29.7a). ống dẫn khí lại được cấu tạo + Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau được sử như Hình 29.8? dụng trong việc chế tạo các băng kép dùng trong việc 2, Tìm thêm ví dụ về tác hại đóng ngắt tự động các dụng cụ điện. của sự nở vì nhiệt. 2. Tác hại. Hướng dẫn trả lời nội dung thảo luận nhóm: Bước 2: HS thực hiện nhiệm 1, vụ học tập - Hình 29.8a: Chỗ nối tiếp hai đầu thanh ray xe lửa - HS nghiên cứu thông tin thường để hở một khe nhỏ để khi nhiệt độ tăng, thanh SGK/121, 122. ray có thể nở dài ra, tránh làm biến dạng đường ray. - Hình 29.8b: Các ống dẫn khí thường được uốn cong ở - HS hoạt động nhóm trả lời 1 số đoạn để khi khí nóng đi qua, ống dễ dàng nở dài ra. câu hỏi SGK/121, 122. 2, Ví dụ: - HS rút ra kết luận về công - Khi nhiệt độ cao có thể làm cong các thanh sắt ở ray dụng và tác hại của sự nở vì tàu hỏa. nhiệt của các chất. - Người ta phải lợp mái tôn hình cong vì khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mái tôn sẽ nở ra vì nhiệt và không Bước 3: Báo cáo kết quả làm xô lệch mái. hoạt động và thảo luận KL: - HS các nhóm báo cáo kết - Sự nở vì nhiệt cũng có thể có tác hại với thiên nhiên quả hoạt động nhóm. và cuộc sống của con người. - HS đưa ra kết luận về công - Ví dụ: dụng và tác hại của sự nở vì + Sự nở vì nhiệt là một trong những nguyên nhân làm nhiệt của các chất. cho mực nước biển dâng lên, dẫn đến thu hẹp đất ở những vùng đất ven biển, tăng sự xâm nhập mặn vào Bước 4: Đánh giá kết quả những vùng đất còn lại, ảnh hưởng không những đến thực hiện nhiệm vụ học tập thiên nhiên mà đến cả cuộc sống con người. Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu không có biện pháp phòng GV nhận xét đánh giá và chốt ngừa thích hợp thì chỉ khoảng 60 năm nữa có thể có trên nội dung kiến thức. 1/2 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thể chìm GV cho HS hệ thống lại các trong nước biển. nội dung chính của bài theo + Sự nở vì nhiệt của chất rắn có thể tạo lực có cường độ mục Em đã học SGK/122. cực mạnh đủ sức làm biến dạng đường sắt, đường ống dẫn nước, dẫn khí, có thể gây tai nạn nguy hiểm.
- 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Làm được một số bài tập trắc nghiệm. b. Nội dung: HS cá nhân làm bài tập trắc nghiệm và giải thích. c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh d Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm: Bài tập tiết 88 Câu 1: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng. B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng. C. Chỉ có chiều cao tăng. D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi. Câu 2: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì: A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt. B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt. C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau. D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông. Câu 3: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ. Câu 4: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên. Câu 5: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại. C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại. Câu 6: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm. A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau. B. Cây thước làm bằng nhôm. C. Cây thước làm bằng đồng. D. Các phương án đưa ra đều sai. Câu 7: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500 C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất? A. Nhôm – Đồng – Sắt. B. Nhôm – Sắt – Đồng. C. Sắt – Nhôm – Đồng. D. Đồng – Nhôm – Sắt. Câu 8: Chọn câu phát biểu sai A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. Câu 9. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất rắn? A. Chất rắn co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
- B. Chất rắn nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. C. Chất rắn không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng. Câu 10. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : Thể tích quả cầu bằng sắt......khi quả cầu nóng lên. A. nóng lên B. lạnh đi C. tăng lên D. giảm đi Bài tập tiết 89 Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. Câu 2: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó? A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên. Câu 3: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao? A.Vì răng dễ vỡ. B.Vì răng dễ bị ố vàng C. Vì răng dễ bị sâu. D. Vì men răng dễ bị rạn nứt Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., .., và bay lên tạo thành mây. A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên. C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi. D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra. Câu 5: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của .sẽ giảm ít hơn thể tích của . A. chất khí, chất lỏng. B. chất khí, chất rắn. C. chất lỏng, chất rắn. D. chất rắn, chất lỏng. Câu 6. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng? A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm. B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. C. Chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ tăng. Câu 7. Chọn câu phát biểu sai A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. Câu 8. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC? A. Khối lượng riêng nhỏ nhất B. Khối lượng riêng lớn nhất C. Khối lượng lớn nhất D. Khối lượng nhỏ nhất Câu 9. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
- B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm C. Khối lượng riêng của chất lỏng không đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng Bài tập tiết 90 Câu 1: Kết luận nào sau đât là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxy? A. không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi. B. không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi C. không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau. D. cả ba kết luận trên đều sai Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn A. nhiều hơn- ít hơn. B. nhiều hơn- nhiều hơn. C. ít hơn- nhiều hơn. D. ít hơn- ít hơn. Câu 3: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì A. lốp xe dễ bị nổ. B. lốp xe dễ bị xuống hơi C không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe. D. cả ba kết luận trên đều sai Câu 4: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy? A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại. B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra. C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại. D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra. Câu 5: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ. B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ. C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ. D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ. Câu 6: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi. B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi. C. Chỉ có thể tích thay đổi. D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cá nhân lựa chọn đáp án và giải thích - GV theo dõi, đôn đốc hỗ trợ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS cá nhân báo cáo kết quả từng câu hỏi, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng
- a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn. c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài tập của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: Bài tập tiết 88 Câu 1. Người ta sử dụng hai cái thước, một thước làm bằng nhôm, một thước làm bằng đồng để đo chiều dài. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng thước nào chính xác hơn? Tại sao? Hướng dẫn trả lời Khi dùng 2 cây thước 1 bằng đồng, 1 bằng nhôm, khi nhiệt độ tăng cao thì cây thước bằng đồng sẽ đo chính sác hơn cây thước bằng nhôm. Vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng nên khi nhiệt độ tăng cao thì thước đồng sẽ đo chính xác hơn thước nhôm. Bài tập tiết 89 Câu 1. Trong thí nghiệm về sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng, khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, người ta thấy chất lỏng trong ống ban đầu tụt xuống một ít sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn trả lời Vì ban đầu khi nhúng vào nước nóng, vỏ bình tiếp xúc với nhiệt trước nên sẽ nóng lên, nở ra còn nước trong bình chưa kịp nở ra nên tụt xuống 1 chút. Sau đó nước trong bình mới nhận được nhiệt nên nó sẽ nóng lên nở ra. Vỏ bình cũng nở ra nhưng: chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên sau đó mực chất lỏng sẽ dâng lên cao hơn mực nước ban đầu Câu 2. Tại sao về mùa đông ở các xứ lạnh nước đã đóng băng trên mặt hồ mà cá vẫn sống được ở dưới? Hướng dẫn trả lời * Sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước: - Khi nhiệt độ tăng từ 0 oC đến 4 oC thì khối lượng riêng của nước tăng tức thể tích của nước giảm. - Khi nhiệt độ tăng từ 4 oC đến 8 oC thì khối lượng riêng của nước giảm tức thể tích của nước tăng. - Do có sự nở vì nhiệt đặc biệt như trên nên nước ở 4 oC có khối lượng riêng lớn nhất, nghĩa là nước ở 4 oC nặng nhất so với nước ở các nhiệt độ khác. Tính chất đặc biệt này của nước giúp chúng ta hiểu được sự phân bố nhiệt độ của các lớp nước khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 0 oC: Lớp nước dưới đáy hồ có nhiệt độ 4 oC, các lớp nước trên có nhiệt độ thấp hơn (Hình 29.5). Nhờ đó các loài thủy sản có thể sống được dù nhiệt độ ngoài trời dưới 4 oC Bài tập tiết 90 Câu 1. Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ
- cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao? Hướng dẫn trả lời - Vì khi đốt ngọn đèn ở phía dưới thì nó sẽ làm không khí trong đèn trời nóng lên và nở ra. - Do đó trọng lượng riêng của không khí bên trong đèn trời sẽ giảm, và nhỏ hơn trọng lượng riêng không khí bên ngoài. Điều này làm cho đèn trời bay lên cao. Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng? Hướng dẫn trả lời * Sự giống nhau: - Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. * Sự khác nhau: - Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau lại nở vì nhiệt như nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài 29. - Hoàn thành các bài tập bài 29 trong SBT vào vở bài tập. - Đọc trước bài 30: Khái quát về cơ thể người.