Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

docx 7 trang Hà Duyên 24/07/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Bài 21: Dòng điện, nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_sach_ket_noi_tri_th.docx
  • pptxBài 21. Dòng điện, nguồn điện.pptx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức - Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

  1. điện; nhà, . Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK88, nêu khái niệm dòng điện, nguồn điện. - HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi SGK/88 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nêu khái niệm dòng điện, nguồn điện. KL: - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi Dòng điện là dòng chuyển dời có SGK/88 hướng của các hạt mang điện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện Nguồn điện có khả năng cung cấp nhiệm vụ học tập năng lượng điện cho các dụng cụ điện GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung hoạt động. Pin, acquy là những nguồn kiến thức. điện có hai cực, một cực là cực dương (kí hiệu +), một cực là cực âm (kí hiệu -). Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vật dẫn điện và vật không dẫn điện. a, Mục tiêu: Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện trong đời sống.. b. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm (Hoạt động của GV và HS) (Yêu cầu cần đạt) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Vật dẫn điện và không - GV cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/89 dẫn điện. - HS hoạt động nhóm theo bàn thực hiện thí nghiệm và rút ra kết luận của thí nghiệm Hướng dẫn trả lời nội dung Thí nghiệm thí nghiệm: Chuẩn bị (Hình 21.1): Kết quả thí nghiệm: - Nguồn điện 3 V. - Khi ghép lá đồng, lá nhôm - Bóng đèn pin 2,5 V. vào mạch thì bóng đèn sáng - Các dây nối – Công tắc. ⇒Lá đồng, lá nhôm cho - Hai chiếc kẹp bằng kim loại dùng để kẹp nối vào hai dòng điện chạy qua, là vật đầu của vật cần nghiên cứu. dẫn điện. - Lá đồng, lá nhôm, lá nhựa. - Khi ghép lá nhựa vào mạch thì bóng đèn không sáng ⇒Lá nhựa không cho dòng điện chạy qua, là vật không dẫn điện. Tiến hành: 1, - Bố trí thí nghiệm như Hình 21.2. Đóng công tắc, quan Vật dẫn điện Vật cách điện sát hiện tượng. Ruột bút chì Thanh gỗ khô - Lần lượt thay lá đồng bằng lá nhôm và lá nhựa. Đóng Đoạn dây nhôm Dây nhựa công tắc, quan sát hiện tượng. Từ kết quả thí nghiệm, rút Thanh thủy tinh ra nhận xét về sự dẫn điện của lá đồng, lá nhôm, lá nhựa.
  2. 2, - Vỏ dây điện: Cách ly hai lõi dây điện với nhau và cách ly hai lõi dây điện với bên ngoài. - GV cho HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập: Hãy thảo luận để trả lời các câu hỏi dưới đây: - Thân phích cắm điện: 1. Trong những vật sau đây: thanh gỗ khô, ruột bút chì, Cách ly hai chốt phích cắm dây nhựa, thanh thủy tinh, đoạn dây nhôm. Vật nào là với nhau và cách ly các vật dẫn điện, vật nào là vật cách điện? phần tử mang điện bên 2. Kể tên những vật liệu cách điện trong các dụng cụ và trong với môi trường bên thiết bị điện thường dùng mà em biết. ngoài. - GV cho HS rút ra kết luận về vật dẫn điện và vật không dẫn điện. - GV cho HS hệ thống lại các nội dung chính của bài theo mục Em đã học SGK/90. - GV cho HS nghiên cứu thông tin mục Em có biết SGK/90 về chế tạo pin điện đầu tiên trên thế giới Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK/89 KL: - HS hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm và rút ra kết Vật dẫn điện là vật cho luận của thí nghiệm. dòng điện chạy qua. Vật - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập: dẫn điện thường gặp là - HS rút ra kết luận về vật dẫn điện và vật không dẫn những vật làm bằng kim điện. loại. - HS hệ thống lại các nội dung chính của bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Vật không dẫn điện (vật - HS các nhóm báo cảo kết quả thí nghiệm và kết luận cách điện) là vật không cho của thí nghiệm. dòng điện chạy qua. Vật - HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động thảo cách điện thường gặp là luận những vật làm bằng sứ, - HS nêu kết luận. nhựa, cao su, Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá và chốt nội dung kiến thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Làm được một số bài tập trắc nghiệm. b. Nội dung: HS cá nhân làm bài tập trắc nghiệm và giải thích. c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh d Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Đặc điểm chung của nguồn điện là gì? A. Có cùng hình dạng, kích thước. B. Có hai cực là dương và âm. C. Có cùng cấu tạo. D. Cả A, B, C đều đúng.
  3. Câu 2. Dòng điện là: A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn. B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn. C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng. Câu 3. Các thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện? A. Pin. B. Ác-quy. C. Đi - na - mô xe đạp. D. Quạt điện. Câu 4. Trong các thiết bị sau đây, hãy cho biết thiết bị nào chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện chạy qua? A. Nồi cơm điện. B. Bếp ga. C. đèn dầu. D. Ghế sô pha. Câu 5. Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây? A. Quạt điện đang chạy liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát sáng. C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Radio đang nói. Câu 6. Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì tạo thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các các notron. C. Các nguyên tử. D. Tất cả đều đúng. Câu 7. Chọn phát biểu sai về một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ: A. Dòng điện chạy qua chúng. B. Các điện tích chạy qua dây dẫn. C. Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn. D. Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện. Câu 8. Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là pin: A. Đồng hồ treo tường. B. Ô tô. C. Nồi cơm điện. D. Quạt trần. Câu 9. Chọn câu sai: A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện. B. Nguồn điện tạo ra dòng điện. C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh. Câu 10. Chọn câu trả lời đúng. Khi sử dụng đèn pin, nếu bật công tắc mà bóng đèn không sáng thì có thể do những khả năng nào sau đây: A. Bóng đèn bị hư. B. Đèn hết pin. C. Pin còn nhưng gắn các cực không đúng. D. Cả ba khả năng trên. Câu 11: Phát biểu nào dưới đây sai: A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau. B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện. C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối. D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện. Câu 12: Chọn câu trả lời đúng Khi dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin thì: A. Các ion dương trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm B. Các ion âm trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm C. Các điện tử tự do trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực âm sang cực dương D. Các điện tử tự do trong sợi dây đòng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm Câu 13: Quy ước nào sau đây là đúng
  4. A. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện B. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện C. Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín D. Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn. c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài tập của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm theo bàn làm bài tập Bài tập 1. Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy. Hướng dẫn trả lời Dụng cụ điện sử dụng nguồn điện là acquy: xe máy, xe ô tô, đèn thắp sáng. Bài tập 2. Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần những đồ vật hay dụng cụ nào? Phải làm gì với những vật hay dụng cụ này thì bóng đèn pin mới sáng? Hướng dẫn trả lời Để thắp sáng một bóng đèn pin cần có: 1 cục pin 1,5V, dây điện. Cần phải nối các bộ phận lại tạo thành mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện. Bài tập 3. Điện thoại di động sử dụng nguồn điện là pin sạc. a) Khi ta không sử dụng, tắt nguồn điện thoại và cắm vào ổ điện để sạc pin thì pin trong điện thoại là nguồn điện hay dụng cụ tiêu thụ điện? b) Nếu pin không phải là nguồn điện thì lúc này nguồn điện ở đâu? Hướng dẫn trả lời a) Pin là dụng cụ tiêu thụ điện. b) Nguồn điện là ổ cắm điện. Bài tập 4. Một số học sinh lắp mạch điện để làm sáng bóng đèn như hình ở dưới nhưng khi đóng công tắc thì đèn lại không sáng. Theo em, có thể có những nguyên nhân nào khiến bóng đèn không sáng? Hướng dẫn trả lời Có một số nguyên nhân như là: hết pin, đèn bị hư, dây điện bị đứt bên trong và nguồn điện – mối nối bị hở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
  5. GV: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài 21. - Hoàn thành các bài tập bài 21 trong SBT vào vở bài tập. - Đọc trước bài 22: Mạch điện dơn giản