Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 9 - Phần: Sinh học - Tiết 65: Ôn tập chương 1 (Tiếp theo)

pptx 8 trang Hà Duyên 15/07/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 9 - Phần: Sinh học - Tiết 65: Ôn tập chương 1 (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_9_phan_sinh_hoc_tiet_65_on_t.pptx

Nội dung tài liệu: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 9 - Phần: Sinh học - Tiết 65: Ôn tập chương 1 (Tiếp theo)

  1. Câu 4: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là: A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng. B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể. C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. Câu 5: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. sự phân li độc lập của các tính trạng. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. Câu 6: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. hoán vị gen. C. liên kết gen hoàn toàn. D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
  2. Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập? A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng. C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh. Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục). A. 100% thân cao, quả tròn. B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục. C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn. D. 100% thân thấp, quả bầu dục.
  3. Câu 9: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào? A. 2n. B. 3n. C. 4n. D. 5n. Câu 10: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào? A. (3 : 1)n. B. (4 : 1)n. C. (2 : 1)n. D. (5 : 1)n.
  4. III. Bài tập vận dụng. Cho hai cây có kiểu hình cây cao, lá chỉ giao phấn với nhau, ở thế hệ lai thu đư­ợc 64 cây cao lá chẻ; 21 cây cao lá nguyên, 24 cây chân thấp, lá chẻ; 7 cây thấp lá nguyên. Biết rằng 1 gen qui định một tính trạng (gen nằm trên NST th­ường)
  5. + Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định thân cao, thấp = 3 : 1; tỉ lệ 3 : 1 là tỉ lệ của định luật phân li => thân cao trội hoàn toàn với thân thấp. Qui ­ước : A cây cao, a cây thấp. Sơ đồ Aa x Aa (cây cao) + Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định lá chẻ: lá nguyên = 3:1, tỉ lệ 3:1 => định luật phân li; lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên. Qui ­ước B lá che; b lá nguyên Sơ đồ Bb (lá chẻ) x Bb (lá chẻ)
  6. + Kết quả phân li kiểu hình của F1 . 9 : 3 : 3 : 1 P di hợp 2 cặp gen AaBb. Nếu phân li độc lập, tổ hợp do cho kết quả phân li kiểu hình (3:1) (3:1) . 9 : 3 : 3 : 1 phù hợp với kết quả phân li ở F1. => Kết quả của phép lai đ­ợc giải thích bằng định luật phân li độc lập các cặp tính trạng. + Kiểu gen P AaBb (cây cao, lá chẻ) Sơ đồ lai: P AaBb (cao, chẻ) x AaBb (cao, chẻ) GT AB, Ab; aB, ab AB; Ab; aB, ab F1 Kẻ bảng penét Kiểu gen khái quát 9(A­B­) : 3 (A­bb) : 3 (aaB­) : 1aabb Kiểu hình 9 (cao,chẻ) : 3(cao – nguyên) : 3(thấp, chẻ): 1(thấp, nguyên).