Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 9 - Phần: Sinh học - Tiết 51: Ôn tập giữa kì 2

pptx 16 trang Hà Duyên 13/07/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 9 - Phần: Sinh học - Tiết 51: Ôn tập giữa kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_9_phan_sinh_hoc_tiet_51_on_t.pptx

Nội dung tài liệu: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 9 - Phần: Sinh học - Tiết 51: Ôn tập giữa kì 2

  1. Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là: A. Cơ thể lai F1 các cặp gen hầu hết ở trạng thái đồng hợp trội nên tính trạng trội được biểu hiện. B. Cơ thể lai F1 các cặp gen hầu hết ở trạng thái đồng hợp lặn nên tính trạng trội được biểu hiện. C. Cơ thể lai F1 có các gen trội nhiều hơn các gen lặn nên biểu hiện các tính trạng trội. D. Cơ thể lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp, do đó chỉ có gen trội mới được biểu hiện. Câu 2. Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? A. 3 B. 4 C . 5 D.6
  2. Câu 3. Trong các nhóm cây sau đây nhóm cây nào thuộc nhóm cây ưa sáng: A. Bạch đàn, Mít, Bưởi, Nhãn. B. Bạch đàn, Lá lốt, Cam, Nhãn. C. Lá lốt, Mít, Dương Xỉ, Cam. D. Dương xỉ, Cam, Thông, Bưởi. Câu 4. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. Quan hệ giữa nấm và tảo thuộc mối quan hệ: A. kí sinh B. hội sinh C. cạnh tranh D. cộng sinh
  3. Câu 5. Xác định các loài động vật không bị thoái hoá khi giao phối cận huyết? A. Chim bồ câu, chim cu gáy. B. Chim bồ câu, chim khuyên. C. Chim bồ câu, chim chích bông. D. Chim bồ câu, chim sáo.
  4. Câu 6: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. B. Đàn cá sống ở song. C. Đàn chim sống trong rừng. D. Đàn chó nuôi trong nhà. Câu 7: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam.
  5. Câu 8: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải Câu 9: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ→ Bọ rùa→ Ếch -> Rắn →Vi sinh vật, Thì rắn là A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3
  6. III. Tự luận Câu 1: Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng con lai F1 để làm giống? Câu 1: * Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vuợt trội hơn hẳn so với hai bố mẹ. * Người ta không dùng cơ thể lai F1 để làm giống vì: Nếu dùng cơ thể lai F1 làm giống thì ở các thế hệ sau qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại làm cho ưu thế lai giảm.
  7. Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng. Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật cần: - Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp. kết hợp tỉa thưa cây, bón phân và tưới nước đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao. - Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.
  8. Câu 3: Thế nào là giới hạn sinh thái? Vẽ sơ đồ và phân tích sơ đồ về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam?
  9. Câu 4: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có? Câu 5: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì?
  10. Câu 4: Quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có tư duy, có trí thông minh sáng tạo, luôn làm việc có mục đích nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Câu 5: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì? Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
  11. Câu 6. a). Xây dựng các chuỗi thức ăn các các mắt xích chung. b). Vẽ sơ đồ lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã xây dựng. Câu 7: Nêu những hậu quả sẽ gặp phải khi chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi? Câu 8. Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống? Câu 9.Thế nào là quần thể; quần xã? Câu 10. Cho các loài sau: sâu; cây cỏ; chuột; cầy; bọ ngựa; rắn. Viết lưới thức ăn bao gồm các sinh vật nói trên.