Bài giảng Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tiết 19, Chủ đề 6: Ngành công nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tiết 19, Chủ đề 6: Ngành công nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_giao_duc_dia_phuong_lop_8_tiet_19_chu_de_6_nganh_c.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục địa phương Lớp 8 - Tiết 19, Chủ đề 6: Ngành công nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang
- 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố Nghiên cứu thông tin về vị trí địa lí SGK/53 Vị trí địa lí: Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn khoảng 90 km, tỉnh có thể giao lưu với các tỉnh tiếp giáp và các tỉnh miền núi biên giới ở phía bắc, một số tỉnh thuộc vùng trung du và vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía nam. Ngoài ra, Tuyên Quang có thể thực hiện giao lưu nội tỉnh và các tỉnh thông qua đường sông. Tuy nhiên, tỉnh nằm sâu trong nội địa, không có đường sắt, đường hàng không, nằm xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế còn nhiều hạn chế.
- Nghiên cứu thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên SGK/53, 54 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng khá như: barit, mangan, antimoan, đất sét, đá vôi,... Tuyên Quang có nhiều sông, suối, do chảy trên vùng đồi núi nên lòng sông dốc, nước chảy xiết và tập trung nhanh vào mùa lũ, đây là tiềm năng để phát triển thuỷ điện. Ngoài ra tỉnh có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, mang lại giá trị kinh tế cao.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Nghiên cứu thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội SGK/54 Dân số - nguồn lao động: Đang trong thời kì “dân số vàng” với tỉ lệ nhóm tuổi lao động lớn nên lực lượng lao động khá dồi dào, chất lượng nguồn lao động ngày càng được cải thiện là điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng: từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ. Tỉnh có tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua như: quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 37, quốc lộ 279, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc nối trục thành phố với Yên Sơn. Toàn tỉnh có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 947 km đường huyện; 247 km đường đô thị. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng khác như lưới điện và hạ tầng phục vụ hoạt động công nghiệp, thương mại đã được quan tâm và phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư.
- Thị trường: Đời sống người dân được nâng lên, thị trường tiêu thụ trong tỉnh ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu mở rộng, nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp dồi dào, nhiều chính sách phù hợp, khoa học và công nghệ phát triển, thu hút đầu tư để tăng nguồn vốn và cơ sở vật chất cho ngành công nghiệp,.
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung chủ đề 6. - Đọc trước nội dung phần 2: Sự phân bố
- Tiết 20: Chủ đề 6: NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH TUYÊN QUANG(tiếp)
- 2. Tình hình phát triển và phân bố - Ngành công nghiệp giữ vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng khá, thu hút được các dự án có quy mô lớn đầu tư vào các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao, quy mô GRDP tăng nhanh, tỉ trọng có xu hướng tăng trong cơ cấu Hình 6.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh kinh tế của tỉnh Tuyên Quang: năm 2015 chiếm Tuyên Quang(GRDP - theo giá hiện hành) của ngành công nghiệp giai đoạn 2015 - 17,97%, đến năm 2021 là 21,03%. 2021 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2021)
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng bao gồm nhiều ngành khác nhau và đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng dần tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỉ trọng công nghiệp khai thác. Một số sản phẩm của tỉnh có khả năng cạnh tranh được trên thị trường như: gỗ tinh chế, bột giấy, xi măng, dệt may,...
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển, hướng tới công nghệ tiên tiến, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, gia tăng sản phẩm và phát triển bền vững. Tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả các nhà máy sản xuất công nghiệp như: nhà máy giấy An Hoà, nhà máy chế biến gỗ Woodsland, nhà máy đường Tuyên Quang, nhà máy chè Sông I.ô,... Tiềm năng phát triển thuỷ điện được khai thác hợp lí đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2022, tỉnh có 4 dự án thuỷ điện đang hoạt động với tổng công suất 444 MW gồm: nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, nhà máy thuỷ điện ICT Chiêm Hoá, nhà máy Thuỷ điện Sông Lô 8A, nhà máy Thuỷ điện Sông Lô 8B.
- Hình 6.3. Nhà máy chế biến gỗ của Công ti cổ phần Woodsland Tuyên Quang