Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21+22, Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21+22, Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_2122_bai_13_quyen_tu.ppt
Nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21+22, Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- I. Đặt vấn đề
- Quan sát hình ảnh và cho biết đây là hoạt động gì? Hàng may mặc Thực phẩm đông lạnh Nhà máy giấy Công ty giày dép
- Quan sát hình ảnh và cho biết đây là hoạt động gì? Cho thuê xe Tiệc cưới Khu du lịch Khách sạn
- Quan sát hình ảnh và cho biết đây là hoạt động gì? Hoạt động trao đổi hàng hóa
- sản xuất Hoạt động dịch vụ thu lợi trao đổi nhuận hàng hoá Sản xuất Trao đổi hàng hoá Dịch vụ sản xuất lúa gạo, Kinh doanh bán xe Thuê áo cưới, nước mắm, quần đạp, xe máy, ô tô, trang điểm cô áo, xe máy, bánh sách báo, văn hoá dâu, gội đầu, cắt đậu xanh, khẩu phẩm, bán tạp tóc, internet, du trang y tế,. . hóa, . lịch, khách sạn,
- II. Nội dung bài học 1. Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Quyền tự do kinh doanh Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Công dân có quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh - Tự do kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước. - Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng ghi trong giấy phép; không kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm
- Hiến pháp năm 2013 điều 33 quy định:“Mọi người có quyền tư do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm". Điều 6 Luật đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 qui định những ngành pháp luật cấm kinh doanh: - Kinh doanh ma túy; - Kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; - Kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; - Kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; - Các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Điều 194- Bộ luật hình sự năm 2015( sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định: “ Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình ”
- TÌNH HUỐNG “Trong giấy phép kinh doanh của Bà H có 8 loại hàng, nhưng ban quản lý thị trường kiểm tra thấy cửa hàng của bà có tới 12 loại hàng”. Theo em Bà H có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có đó là vi phạm gì? => Bà H vi phạm quy định về kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh: không kê khai đủ mặt hàng, kinh doanh quá số lượng hàng hóa ghi trong giấy phép.
- “Nhà ông An trước kia mở xưởng mộc sản xuất đồ gỗ. Song vì nhiều lí do nên ông không sản xuất nữa mà mở rộng quy mô, lấy hàng hóa đóng sẵn về bán. Hình thức kinh doanh của ông đã được phòng thuế cho phép”. Việc kinh doanh của ông An có đúng pháp luật không? Vì sao? Đúng, vì hình thức kinh doanh của ông đã được phòng thuế cho phép”.
- Kinh doanh hàng giả, kém chất lượng