Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 16, Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên

ppt 32 trang Hà Duyên 01/07/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 16, Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_16_bai_10_ly_tuong_so.ppt

Nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 16, Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên

  1. Bài 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Thế nào lý tưởng sống? 2. Vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng? 3. Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. 4. Trách nhiệm của học sinh.
  2. Bài 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN I. Đặt vấn đề “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
  3. CÂU HỎI Câu 1: Trong Câu 2: Trong Câu 3: Suy cuộc cách thời kì đổi mới nghĩ của bản mạng giải đất nước thanh thân em về lí phóng dân tộc niên chúng ta đã tưởng của thế hệ trẻ có những đóng thanh niên qua chúng ta đã làm góp gì? Lí hai giai đoạn gì? Lí tưởng tưởng sống của trên? Em học thanh niên thanh niên trong tập được gì? trong giai đoạn giai đoạn hiện cách mạng này nay là gì? là gì?
  4. Câu 1: - Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc đó là “giải phóng dân tộc”. - Những tấm gương thanh niên Việt Nam trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Nông Văn Dền, La Văn Tám, Cù Chính Lan, Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh .
  5. Ngày 9 - 2 -1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi anh mới 17 tuổi. Với câu nói nổi tiếng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
  6. Võ Thị Sáu quê ở xã Phước Lợi, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1950, khi tròn 15 tuổi chị đã bị giặc bắt vì tham gia hoạt động cách mạng và bị tù đày qua các nhà tù Chí Hoà, Bà Rịa và Côn Đảo. Chị đã bị kết án tử hình vì tội ném lựu đạn giết chết một tên sĩ quan và bị thương 20 tên lính của địch. Đối mặt với cái chết trước những họng súng sẵn sàng nhả đạn, chị đã không hề nao núng hô vang những lời cuối cùng "Hồ Chủ Tịch muôn năm" át cả tiếng súng kẻ thù. Mộ của Võ Thị Sáu Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, (1933-1952) Côn Đảo. Ngày 2/9/1993, chị đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  7. Anh Tô Vĩnh Diện bất chấp nguy hiểm, lấy thân mình chèn pháo khi cùng đồng đội kéo pháo lên dốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tô Vĩnh Diện (1924-1954)
  8. Phan Đình Giót (Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh) lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện để đồng đội xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Thế hệ các anh đã làm nên chiến thắng: Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Pháp đầu hàng, Mĩ lại sang xâm lược, cuộc kháng chiến lại bắt đầu. “Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn, cũng phải dành được độc lập”, lớp Phan Đình Giót lớp thanh niên lại tình nguyện lên (1922-1954) đường.
  9. Bác sĩ ĐẶNG THUỲ TRÂM- SV trường Đại học Y khoa Hà Nội tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Với khẩu súng CKC, chị đã một mình chống trả 120 tên lính Mĩ để bảo vệ thương binh ở Bệnh viện Đức Phổ (Quảng Ngãi). ĐẶNG THUỲ TRÂM (26/11/1942 – 22/6/1970)
  10. Anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thùy Trâm hi sinh đã để lại hai cuốn nhật kí gửi gắm bao ước mơ cháy bỏng ở phía trước. Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã nói về lí tưởng của mình: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước , không chịu làm nô lệ”.
  11. Câu 2: - Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. - Những tấm gương thanh niên sống có lí tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Lê Thái Hoàng, giáo sư Ngô Bảo Châu, Đặng Lê Nguyên Vũ, Phạm Nhật Vượng