Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

ppt 33 trang Hà Duyên 01/07/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_12_ke_thua_va_phat_hu.ppt

Nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

  1. Lòng nồng nàn yêu nước đó được thể hiện như thế nào qua những minh chứng lịch sử mà Bác đã đưa ra ? → Đó là : - Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc : Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . - Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương, những người phụ nữ, người cha, người mẹ , công nhân, nông dân, thanh thiếu niên ..
  2. I. Đặt vấn đề : 2. Chuyện về một người thầy Cụ Chu Văn An là người thế nào ? → Cụ Chu Văn An là thầy giáo nổi tiếng đời Trần - Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. - Học trò cụ có nhiều người trở thành những nhân vật nổi tiếng.
  3. Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ ? → Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ. Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? → Truyền thống tôn sư trọng đạo
  4. 1. Học sinh chúng ta cần phải: - Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức nâng cao hiểu biết. - Phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại. - Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện 5 đều Bác hồ dạy, lời của Bác Hồ dạy: Ở đâu cần thanh niên có Ở đâu khó có thanh niên. 2. Học sinh cần học tập lịch sử việt Nam vì học lịch sử giúp HS hiểu được cội nguồn dân tộc , tự hào về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Học lịch sử để biết trách nhiệm Hs cần tiếp nối công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta theo lời dạy của Bác: « Các Vua hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước».
  5. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta làm gì để thể hiện lòng tôn trọng và biết ơn thầy cô đã dạy chúng ta nên người ?
  6. 1. Khái niệm a, Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, cần cù lao động, nhân nghĩa, các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật ,
  7. 1. Khái niệm b. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.. Ví dụ: Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa dân tộc; giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống,
  8. Câu hỏi: Em hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về: truyền thống đạo đức, truyền thống về văn hóa, truyền thống về nghệ thuật. Truyền thống đạo đức - Yêu nước - Bất khuất chống giặc ngoại xâm - Đoàn kết - Nhân nghĩa - Cần cù lao động - Hiếu học - Tôn sư trọng đạo - Hiếu thảo ..
  9. Truyền thống hiếu học Nguyễn Ngọc Ký – nhà giáo ưu tú Người Thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết
  10. CÁC TRUYỀN THỐNG Hiếu thảo; hiếu học; đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động Cần cù lao động Hiếu thảo Kính già yêu trẻ